Mạng lưới cơ sở điện tử

1. Định nghĩa mạng lưới

Theo từ điển mở Wiktionary thì mạng lưới được định nghĩa như sau:

  1. Hệ thống dây hoặc đường nối với nhau, hình dung ra như một cái lưới
  • Mạng lưới điện.
  • Mạng lưới giao thông.
  1. Toàn thể những cá nhân hoặc những người hợp thành tổ chức ngoài một tổ chức hay một cơ quan và hoạt động cho tổ chức hay cơ quan đó.
  • Mạng lưới phóng viên.
  • Mạng lưới cộng tác viên.

Theo từ điển SOHA tratu:

  1. Hệ thống những đường đan nối vào nhau có một chức năng chung
  • Mạng lưới giao thông.
  • Mạng lưới điện thoại nội tỉnh
  1. Hệ thống tổ chức gồm nhiều cá nhân hoặc đơn vị có cùng một chức năng cụ thể
  • Mạng lưới cộng tác viên

Như vậy, chúng ta có thể hình dung, mạng lưới bao gồm các cá thể hay cơ sở hoạt động theo một chức năng cụ thể, và chúng ta hoàn toàn có thể phân tầng theo cơ cấu tổ chức hành chính của nhà nước.

  • Mạng lưới giao thông vận tải
  • Mạng lưới giáo dục và đào tạo
  • Mạng lưới y tế
  • Mạng lưới tài nguyên môi trường
  • Mạng lưới du lịch
  • Mạng lưới công thương
  • Mạng lưới công an
  • Mạng lưới nội vụ
  • Mạng lưới thông tin và truyền thông
  • Mạng lưới xây dựng
  • Mạng lưới tài chính

Cá thể có nghĩa là không thể phân chia, mô tả điển hình về mặt số (lượng) một thứ đơn lẻ, đôi khi có nghĩa là “một cá nhân”. Cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác, v. V. của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên.

2. Mạng lưới cơ sở

Cá thể và cơ sở không thể phân chia về mặt số lượng, nhưng hoàn toàn có thể phân tầng mạng lưới như cách chúng ta phân tầng xã hội. Như vậy, trong một mạng sẽ tồn tại các mạng con độc lập, và phân chia tới mạng mà trong đó các cá thể hay cơ sở hoạt động theo một (nhóm) nhiệm vụ cụ thể.

Mạng lưới cơ sở là một cấu trúc mạng hình thành bởi những cá thể (hay những cơ quan, đơn vị) thi hành pháp luật hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo các hoạt động thường xuyên và liên tục của cơ quan, đơn vị đó, như: Chuyên môn, quản lý, báo cáo, chỉ đạo điều hành.

Mạng lưới cơ sở

Các mạng lưới cùng cấp thường sẽ không giao tiếp trực tiếp với nhau mà phải thông qua cổng kết nối (chia sẻ dùng chung) của cơ sở chủ quản cấp trên, để đảm bảo mọi hoạt động được quản lý giám sát và có pháp lý.

Xét về hoạt động chuyên môn, thì một mạng lưới phải thực hiện được nhiệm vụ bài toán cơ sở của nó, ví dụ:

  • Mạng lưới y tế phải giải quyết được bài toán: Y tế cơ sở
  • Mạng lưới giáo dục phải giải quyết được bài toán: Giáo dục cơ sở
  • Mạng lưới giao thông phải quyết được bài toán: Giao thông cơ sở

Mạng lưới cơ sở điện tử … là ứng dụng CNTT và dữ liệu điện tử để quản lý, đảm bảo phản ánh đúng các hoạt động thực tế về chuyên môn và đo lường sự tiến bộ.

3. Chính quyền điện tử

Chính quyền điện tử là một mạng lưới cơ sở điện tử có phân cấp. Cơ sở cấp cao nhất là chính phủ!

Chính quyền là một cơ sở trong hệ thống mạng lưới tổ chức, hiểu rộng ra thì chính quyền ở đây là các tỉnh trong một quốc gia, các huyện trong một tỉnh, các xã trong một huyện, …, hay các công ty trong một tập đoàn, các trung tâm trong một công ty, các phòng ban trong một

Avatar
Vu Bao Nhu
Technology Enthusiast, AI/IOT Leader

My research interests include distributed robotics, mobile computing and programmable matter.

comments powered by Disqus